Nghi thức và dụng cụ pha trà Sencha ở Nhật Bản

Nghi thức và dụng cụ pha trà Sencha ở Nhật Bản

posted in: Chưa được phân loại | 0
Senchadō (Tiễn trà đạo) là một nghi thức trà đạo khác của Nhật Bản bên cạnh Trà đạo (Chadō). Thông thường nói đến trà Nhật Bản mọi mọi người thường nghĩ ngay đến nghi lễ trà đạo rất phức tạp với việc sử dụng trà bột Matcha. Tuy nhiên trên thực tế thì hiện nay trà Sencha lại phổ biến nhất, chiếm đến 80% sản lượng trà xanh sản xuất tại Nhật Bản. Từ “Sen” trong tiếng Nhật bắt nguồn từ động từ “Senjiru – 煎じる”, có nghĩa là “Đun sôi hoặc ủ”. Sencha có thể được đun hay pha trong ấm trà, khác biệt với Matcha, được nghiền thành bột và sau đó được đánh bông với nước nóng.
 
Lối uống trà Sencha được cho là bắt đầu du nhập vào Nhật Bản từ khoảng thế kỷ 17 bởi một thiền sư đến từ Trung Quốc. Lối uống trà trong nghi lễ Senchadō sử dụng các dụng cụ pha trà giống như lối uống trà Công phu (Gongfu) của Trung Quốc, tuy nhiên sau này được phát triển lên thành một nghi lễ cầu kỳ hơn giống như Trà đạo và mang đậm chất thiền. Sau khi xuất hiện vào thế kỷ 17, lối uống trà Sencha nhanh chóng được phổ biến ở Nhật Bản, đặc biệt là ở trong các giới bình dân và trí thức do bị cuốn hút bởi phong cách giản dị, khiêm tốn của lối uống trà này.  
 
Một bộ dùng trong nghi lễ trà Sencha tường có bếp lò, ấm đun, ấm pha (thường là ấm đất), chén sứ trắng (1 bộ thường là 5 chén) và một số trà cụ cần thiết khác như trưng trà, khăn lau, lót chén, giỏ đựng bằng mây tre… Ngoài ra có thể có tượng phật, lọ hoa hay là một vài vật trang trí khác. Như hình ảnh dưới đây là một bộ trà cụ dùng trong nghi lễ senchado từ thời Minh Trị, được sưu tập và trưng bày ở Bảo Tàng cố cung Đài Loan.
Dụng cụ pha trà Sencha của Nhật Bản thời Meiji được trưng bày ở Bảo Tàng cố cung Đài Loan (Ảnh tác giả chụp vào năm 2018)
Dụng cụ pha trà Sencha của Nhật Bản thời Meiji được trưng bày ở Bảo Tàng cố cung Đài Loan (Ảnh tác giả chụp vào năm 2018)
Đoạn phim thời sự về Sencha và nghi lễ Senchadō