Các dụng cụ gia đình bằng gang đúc vùng Nanbu Nhật Bản như ấm Tetsubin là những dụng cụ được sản xuất bằng các kỹ thuật đúc truyền thống. Đây là một kỹ thuật mà phôi kim loại nóng chảy được đổ vào một khuôn đã được tạo hình sản phẩm. Kỹ thuật đúc được gọi là “Fuki” trong ngành công nghiệp của Nhật Bản. Sản xuất và kỹ thuật đúc gang vùng Nanbu chủ yếu là kỹ thuật thủ công được cho là có từ thời xa xưa. Nhiều các ấm tetsubin có giá khoảng 18.000 ¥ có thể hoàn toàn được làm thủ công. Những loại tương đối rẻ tiền, chẳng hạn như ấm pha trà cỡ nhỏ và nồi xong…, thường là loại sản xuất hàng loạt.
※ Các ấm sắt Nambu của các nghi lễ trà đạo thường được làm bằng thủ công.
Quá trình sản xuất ấm gang đúc
Quá trình sản xuất đúc gang ấm Nambu theo kỹ thuật đúc (làm bằng tay). Thông thường, nếu giải thích chi tiết thì nó khoảng từ 60 – 80 công đoạn khác nhau, nhưng ở đây chỉ giới thiệu ngắn gọn.
1. Tạo hình khuôn cát hoặc khuôn sét: Ban đầu là công đoạn làm khuôn, thông thường có hai loại khuôn là khuôn cát và khuôn sét. Thông thường để tạo hình ấm người ta dùng một cái bản ghi bằng gỗ hoặc bằng thép. (Một loại công cụ có thể quay xung quanh điểm trung tâm dể tạo nên các hình tròn thân ấm. | |
2. Khắc bề mặt ấm: Trước khi khuôn được khô cứng một cách hoàn toàn, người ta sẽ khắc hình lên thân khuôn và hình đó sẽ là bề mặt ngoài của ấm. Các người thợ khắc ấm sẽ khắc các tích như là hình rùa, hình dơi, hình hoa anh đào, phong cảnh… | |
3. Nung khuôn: Việc nung khuôn để làm cho khuôn khô cứng, khuôn sẽ được nung ở nhiệt độ khoảng 1300oC bằng than củi. Tùy theo hình dáng và kích thước của khuôn, nhiệt độ sẽ được điểu chình cho phù hợp. Đây là một công việc khó đòi hỏi kinh nghiệm nhiều năm. | |
4. Khuôn lõi: Khuôn lõi định dạng chiều dày của ấm sắt. Thông thường khuôn lõi được định vị trong khuôn vỏ, tạo nên chiều dày của thân ấm khoảng 2mm. Cách chế tạo như khuôn vỏ, nó được làm bằng vữa cát hoặc sét. | |
5. Chuẩn bị đúc: Khuôn sau đó được nướng trên lửa để đảm bảo được khô hoàn toàn. | |
6. Đúc: Gang được đun nóng chảy ở nhiệt đột 1400-1500oC sau đó được đổ vào khuôn. Quá trình này được điều chỉnh bằng kinh nghiệm nhiều năm. | |
7. Tháo khuôn: Ở giai đoạn này, khuôn được tháo ra khỏi thân ấm sau khi ấm đã thành hình, và người ta giữ ấm sắt trong khoảng 30-40 phút ở nhiệt độ khoảng 800oC trên lửa than để đảm bảo quá trình oxide hóa. Đây là kinh nghiệm lâu năm, quá trình này giúp ấm hạn chế được quá trình bị rỉ sét. | |
8. Công đoạn hoàn thiện: Sau khi đúc, ấm sẽ được hoàn thiện bằng cách tạo mầu. Thông thường một chất sơn dạng sơn mài sẽ được quét trên bề mặt của ấm để tạo nên vẻ đẹp của bề mặt ấm. Ở quá trình này, ấm sẽ được nung nóng lên khoảng 300oC để đảm bảo chất tạo màu bám dính được lên thân ấm. |