Chuông gió Nhật Bản

posted in: Chuông gió | 0

Chuông gió Nhật Bản được gọi là Furin (風鈴). “Fu” là gió và “rin” là chuông.

Chuông gió là ban đầu là một công cụ bói toán ở Trung Quốc. Người Trung Quốc trước đây thường treo một chiếc chuông trong rừng tre và đưa ra dự đoán dựa trên hướng của gió và âm thanh của nó. Tuy nhiên, kể từ khi họ đến Nhật Bản thông qua đạo Phật, chuông gió Trung Quốc được sử dụng để xua đuổi linh hồn ma quỷ ẩn nấp. Người Nhật tin rằng những điều không may sẽ không xảy ra cho những người sống trong tầm phát âm thanh của chuông gió. Trong giai đoạn từ thế kỷ 12 đến đến thế kỷ 17, các thị trấn và làng mạc dịch bệnh bị bệnh dịch rất nhiều, nhưng chỉ gia đình cao quý và samurai mới có thể treo chuông gió dưới các hiên nhà của họ để bảo vệ, bởi vì vào thời đó, chuông gió được làm bằng đồng phosphor rất đắt tiền. Hiện nay chuông gió được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như thủy tinh, đồng, và đặc biệt là loại chuông gió làm bằng gang đúc theo lối đúc ấm tetsubin truyền thống của Nhật rất đa dạng về hình dáng và màu sắc với chất âm rất hay.

Chuông gió bằng gang đúc

 

Chuông gió thủy tinh Nhật Bản

 

Người dân Nhật Bản cho rằng âm thanh của chuông gió mang lại cảm giác sảng khoái, mát mẻ, một cái gì đó như là đã được mã hóa trong DNA của họ! Mùa hè nóng bức và ẩm ướt của Nhật Bản đôi khi không thể chịu nổi, nhưng khi nghe thấy một âm thanh kêu vang nhẹ mang đến cho não bộ một cảm giác: “Rất là mát mẻ!”. Điều này ngay lập tức làm cho toàn bộ cơ thể có thể giảm nhiệt độ (Một số người nghĩ như vậy)!

 

Âm thanh Chuông gió Nambu – Nhật Bản, một loại chuông gió đúc bằng gang như ấm tetsubin

Chuông gió được sử dụng rất nhiều ở các đền chùa Nhật Bản.